Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Lịch sử chiếc tai nghe

ido Audio: Thế giới tai nghe chính hãng
ĐC: 78 Lê Thanh Nghị, HBT, HN
YM: ido.audio
Tel: 0988070908
Face: facebook.com/ido.com.vn
Web: www.ido.com.vn

----------


Chiếc headphone đầu tiên ra đời năm 1937, tới nay đã được hơn 70 năm. Trong quãng thời gian đó, sản phẩm đã phát triển từ dạng stereo thông thường lên hiệu ứng âm thanh vòm, từ chiếc headphone chụp đến dạng earbud hay tai nghe Bluetooth.
Chiếc tai nghe Dynamic Telephone DT48. Ảnh: Beyerdynamic.
Chiếc tai nghe Dynamic Telephone DT48. Ảnh: Beyerdynamic.
Cũng như nhiều thiết bị điện tử áp dụng các nguyên tắc vật lý và điện, lịch sử phát triển của headphone cũng xuất phát từ phát kiến của nhà khoa học vĩ đại Thomas Edison.
Năm 1924 Eugen Beyer thành lập hãng Beyerdynamic GmbH và năm 1937 ông đã chế tạo được chiếc headphone đầu tiên DT 48, một phiên bản (đã có những thay đổi) vẫn còn được sản xuất cho đến ngày nay. Thời bấy giờ, Eugen Beyer gọi chúng là thiết bị “điện thoại năng động” (Dynamic Telephone – DT 48). Đến những năm 50 công ty Beyerdynamic mới phát triển chúng thành tai nghe cao cấp đầu tiên trên thế giới.
Thập niên 50 đánh dấu sự kết duyên giữa định dạng âm thanh nổi (stereo) với headphone. Mặc dù định dạng âm thanh nổi (stereo) được phát minh từ những năm 30 của thế kỷ trước nhưng phải đến giữa thập kỷ 50 nó mới được áp dụng vào các sản phẩm thương mại và xuất hiện trong ấn phẩm đĩa than (LP-long play records). Vào năm 1958, John Koss là người tiên phong áp dụng tiêu chuẩn âm thanh nổi (stereo) vào headphone nhằm đưa tới người sử dụng những âm thanh sống động, thực và rõ nét hơn. Đây thực sự là bước ngoặt trong công nghệ sản xuất tai nghe. Từ đó, thiết bị này đã bắt đầu hiện diện tại các phòng thu và sử dụng tại gia đình. Chất lượng âm thanh headphone giai đoạn này tất nhiên không thể sánh với ngày nay, nhưng nó là bước nhảy vọt về chất lượng.
Chiếc tai nghe
Chiếc tai nghe dạng supra-aural headphone. Ảnh: Arstechnica.
Thập niên 60, lần đầu tiên trong công nghệ chế tạo headphone, màng rung kim loại được thay bằng màng plastic hay còn gọi là headphone tĩnh điện (electrostatic). Loại headphone này do John Koss sáng chế và được đánh giá là cho âm thanh tinh lọc hơn. Trong suốt thập niên 60, công ty chuyên sản xuất headphone của John Koss - J.C. Koss Hospital Television Rental Company (tiền thân tập đoàn Koss Corporation) tìm cách phát triển headphone nhằm đem lại âm thanh ngày càng một tốt hơn cho khách hàng.
Vào thập niên 80, Sony tung ra chiếc máy nghe nhạc cá nhân Walkman đầu tiên, mở ra trang sử mới thay đổi cách thức nghe nhạc truyền thống của người tiêu dùng. Với Walkman, bạn có thể nghe nhạc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thể loại nào mà không ảnh hưởng tới người khác chỉ với một nguồn âm nhỏ và chiếc tai nghe xinh xắn. Điều đó đồng nghĩa với công nghệ chế tạo headphone phải thích ứng để sản xuất các sản phẩm ngày một nhỏ hơn, tiện lợi hơn. Loại headphone trùm kín tai (circum-aural headphone) dần bị thay thế bởi loại nhỏ gọn, nhẹ hơn và không trùm hết kín tai (supra-aural headphone) mà được cấu tạo bởi miếng nỉ ôm sát tai người nghe.
Một thập kỷ sau, công nghệ sản xuất tai nghe bước sang một thời kỳ mới, tai nghe dạng trùm được thay bằng dạng earbud (nhét tai). Loại này cung cấp chất lượng âm thanh rất tốt đồng thời có tác dụng cách âm với môi trường xung quanh người nghe.
Tai nghe Bluetooth của Motorola. Ảnh: Skattertech.
Tai nghe Bluetooth của Motorola. Ảnh: Skattertech.
Năm 2000 mở đầu cho kỷ nguyên tai nghe không dây. Công nghệ truyền tín hiệu không dây được áp dụng cho các headphone thương mại. Một trong các tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất là Bluetooth. Công nghệ mạng không dây cá nhân (Wireless personal area network) là một chuẩn mở, cho phép truyền giọng nói và dữ liệu kỹ thuật số. Một số ứng dụng phổ biến của Bluetooth có mặt trên điện thoại di động, giúp kết nối không dây đến bộ tai nghe, hoặc trong hệ thống âm thanh trên ôtô để rảnh tay trong khi lái.
Trong suốt quá trình phát triển, headphone đã trở thành một thiết bị nhỏ gọn chứa đựng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất. Các sản phẩm tai nghe cao cấp không những hướng tới việc giảm tối đa độ ồn và tiếng động xung quanh người nghe mà còn tìm cách giảm độ méo trong kết nối giữa nó và thiết bị nguồn, nhằm tạo ra thứ âm thanh trung thực nhất có thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét